Ngày 13/5/2017, Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường và Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh dẫn đầu đã đến làm việc tại tỉnh Phú Thọ, đi khảo sát Nhà máy sản xuất trứng gà sạch ĐTK nằm trên địa bàn xã Tế Lễ, huyện Tam Nông. Tại đây, 2 vị Bộ trưởng cho rằng, nên lấy trứng gà sạch dán nhãn mang hình ảnh truyền thuyết Âu Cơ đẻ trăm trứng để xây dựng sản phẩm thương hiệu quốc gia xuất khẩu ra thế giới.
Plallet nhựa MS đạt tiêu chuẩn ISO (International Organization for Standardization )
được nhà máy sản xuất trứng gà sạch ĐTK thương hiệu quốc gia xuất khẩu ra thế giới tin tưởng và sử dụng trong mô hình sản xuất trứng gà sạch hoàn toàn tự động.
Dẫn đoàn đi thăm mô hình sản xuất trứng gà sạch hoàn toàn tự động, ông Khương Ngọc Khải, Giám đốc Nhà máy Sản xuất trứng gà sạch ĐTK Phú Thọ cho biết, đây là mô hình doanh nghiệp đầu tiên 100% vốn ở Việt Nam đầu tư vào một hệ thống công nghệ cao hàng đầu thế giới. Nhà máy Sản xuất trứng gà sạch ĐTK Phú Thọ ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất trong chăn nuôi gà đẻ trứng của Nhật Bản, Mỹ, Isarel.
Quy trình ở đây khép kín từ sản xuất nguyên liệu thức ăn đầu vào, con giống, chăn nuôi gà hậu bị, chăm sóc gà thương phẩm, xử lý môi trường, đến thu gom, xử lý và đóng gói trứng thành phẩm ở quy mô lớn và có thể truy xuất nguồn gốc rõ ràng trong từng khâu sản xuất. Để đảm bảo an toàn sinh học, tất cả mọi người ra vào nhà máy đều phải tuyệt đối tuân thủ quy định về khử trùng với 16 bước khá phức tạp. “Việc cách ly an toàn dịch bệnh được đảm bảo nhằm ngăn ngừa để đàn gà không có bệnh, nhờ vậy sẽ không phải dùng thuốc, con gà sẽ khỏe và quả trứng sẽ sạch” – ông Khải lý giải về quy trình sản xuất trứng sạch theo một cách hiểu đơn giản nhất.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ chia sẻ, hiện bên cạnh ĐTK, còn có Tập đoàn Dabaco, Công ty Minh Hiếu đang đầu tư trang trại lợn quy mô tương đối lớn tại Tề Lễ. Ngoài ra, có 2 doanh nghiệp khác tiếp tục xin đầu tư. Chúng tôi đã chủ động để kiểm soát, tránh tác động xấu lẫn nhau và tránh ô nhiễm môi trường, với việc chủ động thiết lập vành đai ngăn cách với bên ngoài. Đề nghị 2 Bộ trưởng cho chúng tôi định hướng, tạo điều kiện cho xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao về chăn nuôi tại xã Tề Lễ, Tam Nông tỉnh Phú Thọ. Các đơn vị tư vấn, các đơn vị quy hoạch cũng sớm giúp cho tỉnh quy hoạch khu này để được hưởng các chính sách kèm theo của Khu nông nghiệp công nghệ cao, về hỗ trợ xây dựng thương hiệu, tài chính để thu hút các doanh nghiệp đầu đàn về chăn nuôi về đây.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, việc doanh nghiệp lựa chọn ngành hàng sản xuất trứng an toàn sinh học là hướng đi đúng trong hội nhập và phù hợp với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Ở nước ta đến thời điểm này đã có 4 doanh nghiệp lớn đầu tư dây truyền sản xuất trứng sạch, với tổng sản lượng lên đến gần 3 tỷ quả mỗi năm, đã chiếm hơn 30% số lượng trứng cả nước. “Trứng là một mặt hàng rất dễ sử dụng, dễ ăn, có thị trường rộng lớn không chỉ cho 92 triệu dân trong nước, mà còn cho thị trường 7 tỷ người trên thế giới. Vì thế, đầu tư vào sản xuất, chế biến trứng là một lựa chọn rất khôn ngoan. Hơn nữa, quả trứng còn gắn liền với truyền thuyết bọc trăm trứng của nước ta…”, ông Cường nhấn mạnh.
Bộ trưởng khẳng định: “Ngành nông nghiệp phải hướng đến thị trường toàn cầu, trên cơ sở này tổ chức lại các ngành hàng. Trứng là sản phẩm bổ dưỡng, chu kỳ kinh doanh rất ngắn cho thu hồi vốn nhanh”. Chính vì thế, đây là một trong những ngành hàng mà ngành Nông nghiệp đang chủ trương tái cơ cấu đi nhanh hơn trong các sản phẩm thực phẩm. Ông Cường gợi ý, ĐTK cần chú trọng đến vấn đề xây dựng thương hiệu và hình ảnh, mà hình ảnh tốt nhất là chúng ta sử dụng ngay truyền thuyết về “bọc trăm trứng” để tiếp thị sản phẩm. Nhà máy được xây dựng ngay trên quê hương đất tổ Vua Hùng, đây càng là lợi thế. Nhà máy nên bọc khay trứng, mỗi khay 100 quả, trên cách khay nên dán nhãn vẽ hình ảnh vua Hùng và truyền thuyết trăm trứng. Nên bán trứng tại lễ hội giỗ tổ Hùng Vương để tăng cường quảng bán sản phẩm trứng sạch của nhà máy đến đồng bào khắp cả nước.
Tính đến thời điểm hiện nay, nhà máy mới đi vào hoạt động với 30% công suất. Dự kiến, sau khi hoàn thành giai đoạn 2 vào cuối năm nay, nhà máy sẽ nâng công suất lên 175 triệu quả trứng/năm. Trứng của ĐKT Phú Thọ đã được các siêu thị đón nhận hết sức hồ hởi, hàng ra đến đâu bán hết đến đấy. Tuy nhiên, ông Khải nêu băn khoăn: “Quan niệm về trứng sạch ở Việt Nam hiện mới chỉ được chú ý về mặt vật lý, thấy trứng bẩn thì rửa cho sạch. Chúng ta cần phải hiểu sạch là phải sạch về mặt sinh học, được kiểm tra về mặt vi khuẩn ngay từ đầu vào, từ nguyên liệu cho đến chăn nuôi, rồi quá trình sinh ra quả trứng và quả trứng trong quá trình vận hành của nó cũng phải là sạch thì mới gọi là sạch”. Theo ông Khải, Nhà máy trứng gà sạch ĐTK không chỉ phục vụ thị trường trong nước, mà sẽ XK trứng gà sạch an toàn sinh học ra các nước khó tính trên thế giới. Tập đoàn ISE Food (Nhật Bản) đặt hàng trứng gà ĐTK để sẽ đưa ra sang thị trường Nhật Bản, Công ty cũng sẽ hướng đến các thị trường trong khu vực ASEAN và Hàn Quốc. “Việc đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường Nhật bản giúp doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập được các thị trường khó tính bởi Nhật Bản hiện nay tiêu chuẩn rất cao, thậm chí còn hơn của Châu Âu” – ông Khải nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh nhận định: “Nhà máy sản xuất trứng gà sạch ĐTK Phú Thọ là mô hình điểm trong việc tiếp cận và chuyển giao công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới. Bộ đã có những chương trình quốc gia, những cách thức phối hợp cụ thể để qua các mô hình này đẩy mạnh hơn việc nhanh chóng tiếp cận và chuyển giao công nghệ từ các nước, từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển các doanh nghiệp và các dự án nông nghiệp công nghệ cao”. Theo đó, có 2 ưu đãi chính sách từ phía Bộ KH&CN là ưu đãi đầu tư công nghệ cao, và ưu đãi đối với doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Nhằm đảm bảo an toàn sinh học trong nông nghiệp, tất cả các tiêu chuẩn quản lý đều rất nghiêm ngặt, từ tiêu chuẩn đến chất lượng sản phẩm. Tới đây, chúng tôi sẽ cho một tổ xuống để hỗ trợ ĐTK về vấn đề đảm bảo an toàn sinh học, kết hợp với Bộ NN&PTNT đi kèm với quảng bá thương hiệu thì sẽ có sức lan tỏa hơn. Anh Cường có hỏi tôi rằng, họ phải đầu tư mua toàn bộ thiết bị từ nước ngoài, nếu nội địa hóa một phần có được không? Chúng tôi sẽ xem năng lực của các viện, trường trong nước, xem những dây truyền nào mình có thể tiếp cận được. Chúng tôi cũng đã làm việc với anh Phạm Nhật Vượng chỗ VinGroup là có hướng hỗ trợ cho mỗi doanh nghiệp lớn đầu tư công nghệ cao vào nông nghiệp 250 nghìn USD để chuyển giao công nghệ.
Ảnh & bài: Chu Khôi
Viết bình luận